Phân khối xe là đơn vị kỹ thuật được sử dụng nhiều để phân biệt các loại xe với nhau. Vậy phân khối xe là gì? Có những loại xe phân khối nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé
PHÂN KHỐI XE LÀ GÌ?
Phân khối xe được hiểu là đơn vị của dung tích buồng đốt của động cơ xe hay chính là thể tích của xi lanh.
Phân khối có đơn vị đo là cm3 và thường được gọi là cc (xe 50cc, xe 110cc,…). Ở xe máy dung tích xi lanh được đo bằng cm3 nhưng ở ô tô chúng ta không dùng đơn vị này mà thay bằng lít. Ví dụ như một xe 2.0 có nghĩa là xe này có dung tích 2 lít.
Để có thể tính được phân khối của xe chúng ta cần tới hai thông số đó là đường kính piston cũng như hành trình piston.
Khi có hai thông số này chúng ta áp dụng công thức:
V = (r2 x π x hành trình piston)/100
Xe máy 50 phân khối ALLY New 50 với 1 xilanh dung tích 49,5cm3
CÁC LOẠI XE PHÂN KHỐI HIỆN NAY
Dựa vào phân khối mà hiện nay chúng ta có thể chia xe máy ra thành nhiều loại khác nhau.
Những chiếc xe máy có gắn động cơ có phân khối dưới 50cc thì được gọi là xe gắn máy. Các mẫu xe gắn máy phổ biến này chính là Wave 50cc, ALLY New 50cc, Diamond 50cc, SYM elegant, Classic 50cc,… Những dòng xe gắn máy có phân khối nhỏ này phù hợp với học sinh, sinh viên do không yêu cầu giấy phép lái xe.
Mẫu xe ga 50cc ALLY Diamond không cần bằng lái để sử dụng, rất phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên
Những chiếc xe có dung tích xi lanh trên 50 phân khối thì được gọi là xe mô tô. Tuy nhiên ở phân khúc này lại được chia ra làm hai nhánh nhỏ là xe Underbone và xe phân khối nhỏ.
Cả hai dòng xe này đều có dung tích xi lanh từ 50 đến dưới 175 phân khối. Tuy nhiên những model xe số có bình xăng ở dưới yên sẽ được xếp vào dòng underbone như Wave, Future, Sirius,… Những model xe có bình xăng trần sẽ được xếp vào hàng xe phân khối nhỏ như FZ150, CB150R, R15, GSX-S150,…
Còn lại, những chiếc xe có dung tích xi lanh trên 175cc thì được xếp vào dòng xe phân khối lớn.
PHÂN KHỐI XE LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI VẬN TỐC CỦA XE?
Trên xe máy, phân khối không đại diện cho tốc độ của xe. Nhiều xe có dung tích nhỏ hơn nhưng tốc độ vẫn lớn hơn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ xe 125 phân khối nhưng động cơ 2 thì thiết kế thể thao thì có thể đạt tốc độ 180 km/h, nhưng xe 150 phân khối thiết kế phổ thông chỉ đạt 140 km/h.
Xe máy 110 phân khối không có nghĩa tốc độ tối đa 110 km/h, hoặc xe hơi 2.0 (2.000 phân khối) thì không có nghĩa là đạt tốc độ 2.000 km/h.
XE 50 PHÂN KHỐI KHÔNG CẦN BẰNG LÁI LIỆU CÓ ĐÁNG MUA?
Với nhiều tiện ích và cải tiến đáng kể, các mẫu xe 50 phân khối hiện nay quả thực rất đáng để sở hữu. Dù chỉ sở hữu động cơ 50cc nhưng với việc đi lại trong đô thị, vận tốc 50km/h hoàn toàn là hợp lý.
Ngoài ra mẫu mã đa dạng, thiết kế nhỏ gọn, thời trang cũng là ưu điểm nổi bật ở phân khúc xe này. Giá cả thì cực kỳ cạnh tranh, có khi chỉ bằng 1/3 so với các dòng xe phân khối cao hơn mà kiểu dáng không thua kém gì, chỉ khác ở thông số động cơ.
Và quan trọng nhất, không cần bằng lái vẫn có thể sử dụng được, xe rất phù hợp với học sinh, sinh viên hay cả những người không có thời gian đi thi bằng lái.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho các bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì, hãy liên hệ ngay với Xe Máy ALLY.