Trong quá trình vận hành, ngoài các yếu tố khách quan, những sai lầm dưới đây sẽ khiến hệ thống phanh xe điện nhanh hỏng bạn cần biết.
Có mấy loại phanh xe điện hiện nay?
Các 2 loại phanh xe điện phổ biến hiện nay:
– Phanh đĩa
Loại phanh này có kết cấu gọn nhẹ, thiết kế nan hoa có lỗ cho khả năng tỏa nhiệt tốt hơn và tăng độ ma sát hơn. Cấu tạo đơn giản hơn nên việc kiểm tra bảo dưỡng dễ dàng hơn. Nhờ thiết kế như vậy nên khả năng thoát nước tốt hơn và không cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh mà chúng tự động điều chỉnh tay phanh mỗi khi hoạt động.
– Phanh cơ
Phanh cơ có độ bền cao do cấu tạo phanh khép kín chắn bụi tốt, lực phanh tương đối lớn, độ chịu nhiệt tương đối cao. Bề mặt của phanh được làm từ vật liệu ổn định, chống mòn độ bền cao không gây mất an toàn cho người lái. Khả năng chịu nhiệt và ma sát tốt nên phanh cơ thích hợp di chuyển trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao. Giá thành rẻ hơn so với phanh đĩa.
Những lỗi thường gặp dễ khiến phanh xe điện xuống cấp
Trong quá trình sử dụng, người dùng không nắm rõ cách vận hành, hoặc lạm dụng phanh sẽ dẫn đến những sai lầm khiến hệ thống phanh xe điện nhanh hỏng.
Thói quen lái xe là một trong những nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến bộ bền và hiệu suất hoạt động của phanh. Nắm rõ những dấu hiệu không chỉ giúp người dùng vận hành phương tiện an toàn mà còn tăng độ ma sát cho hệ thống phanh xe điện.
Thường xuyên phanh gấp
Hệ thống phanh có nhiệm vụ kiểm soát tốc độ của xe điện. Độ ma sát của phanh hoạt động tỷ lệ thuận với vận tốc của phương tiện. Việc liên tục phanh gấp khiến nền nhiệt tăng cao, dẫn đến giảm độ bền bỉ của bộ phận. Do đó, người lái cần tránh việc điều khiển phương tiện với vận tốc cao và phanh gấp.
Khi di chuyển trong khu vực có mật độ giao thông cao, chủ phương tiện nên đi với vận tốc vừa phải và ổn định. Nếu người lái di chuyển với vận tốc cao, phanh sẽ phải hoạt động liên tục khi gặp chướng ngại vật. Khi đi đường trường, người lái cần tập trung quan sát, dự đoán các tình huống hoặc chướng ngại vật từ xa để chủ động giảm ga và đạp nhẹ phanh.
Rà phanh khi xuống dốc
Thói quen rà phanh khi di chuyển từ địa hình cao xuống thấp cũng là một trong những sai lầm gây hại cho hệ thống phanh xe điện. Nếu người điều khiển thực hiện thao tác rà phanh trong khoảng thời gian dài sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn, gây cháy hoặc cong vênh má phanh. Việc này có thể khiến xe điện bị mất phanh khi đang xuống dốc, không kiểm soát được tốc độ, dẫn đến nguy hiểm, chấn thương nghiêm trọng.
Chở quá tải trọng của xe điện
Mỗi dòng xe đều có mức tải trọng cho phép riêng. Việc chở quá tải trọng không những gây hại cho xe mà còn ảnh hưởng đến hệ thống phanh. Bởi trọng lượng của xe càng lớn, phanh càng phải tạo ra nhiều áp lực hơn để giảm vận tốc phương tiện. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chủ xe nên hạn chế chở quá tải trọng cho phép của xe nhằm tránh tạo áp lực lên hệ thống phanh xe điện.
Không thay dầu phanh theo định kỳ
Khi sửa chữa, bảo dưỡng xe điện định kỳ, chủ xe cần lưu ý kiểm tra và thay dầu phanh để tránh gây ra hư hỏng dây phanh. Nếu dầu phanh quá cũ, hệ thống sẽ hút hơi ẩm, phanh bị kẹt và hoạt động kém hiệu quả.
Việc thay dầu phanh định kỳ giúp tăng hiệu quả của hệ thống bộ phận, hỗ trợ người lái di chuyển an toàn.
Hệ thống phanh hoạt động trơn tru mang lại những trải nghiệm an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, những sai lầm ở trên có thể khiến hệ thống phanh xe điện giảm tuổi thọ mà con gây ra nguy hiểm khi vận hành. Vì vậy, việc nắm rõ những điều cần tránh khi sử dụng phanh xe điện sẽ giúp bạn vận hành xe an toàn và bền hơn.