I. Nguyên tắc bảo hành chung đối với xe máy và xe điện
1. Những điều cần lưu ý
- Trước khi mua xe, khách hàng cần lưu ý kiểm tra kỹ hình thức bên ngoài xe, vận hành thử xe, yêu cầu nhân viên bán hàng hướng dẫn các thao tác sử dụng và bảo quản xe đúng cách.
- Sau khi mua xe, khách hàng nên đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng, nắm vững những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản xe. Khi giao xe cho người khác sử dụng, khách hàng cần hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng cách, không nên giao xe cho người chưa đủ năng lực, hành vi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình sử dụng xe, nếu nảy sinh các vấn đề cần bảo hành, khách hàng nên mang xe và sổ bảo hành đến đại lý gần nhất, không tự ý sửa chữa, thay thế tại các cửa hàng không thuộc hệ thống của công ty.
- Những hỏng hóc ngoài phạm vi và thời hạn bảo hành, Công ty và các đại lý sẽ vẫn sửa chữa, thay thế bằng các phụ tùng chính hãng cho quý khách nhưng sẽ thu phí dựa trên bảng giá niêm yết của hãng nếu khách hàng đồng ý.
- Sổ bảo hành: Sổ bảo hành là căn cứ để khách hàng sử dụng quyền lợi về dịch vụ sau bán hàng đối với chiếc xe của mình: Dịch vụ bảo hành./ Dịch vụ bảo dưỡng định kỳ miễn phí. / Các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng, …
- Để đảm bảo các khách hàng có thể sử dụng quyền lợi dịch vụ trên tại bất cứ trạm dịch vụ uỷ quyền nào của Đồng Minh trên toàn quốc, khi giao xe mới cho khách, các đại lý ủy quyền của Đồng Minh phải đăng ký và cấp sổ bảo hành thật do công ty cấp kèm theo xe
2. Các trường hợp không áp dụng bảo hành
- Khách hàng không cung cấp sổ bảo hành hoặc không có thông tin đăng ký trên hệ thống bảo hành của công ty; các thông tin trên sổ bảo hành bị tẩy xoá, sửa chữa...(Các đại lý đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu và gửi về công ty cho ngay sau khi mua xe).
- Các trường hợp bất khả kháng như: hỏa hoạn, lũ lụt, sét đánh, tai nạn...
- Các phụ tùng, linh kiện hao mòn tự nhiên: Cầu chì, hộp cầu chì, bóng đèn, má phanh, dây phanh, để chân, bàn đạp, săm lốp, đai ốc, còi và công tắc còi, dây điện, phích cắm, sơn mạ và vỏ nhựa.
- Những xước xát, cong vênh, gãy vỡ không thuộc phạm vi bảo hành kể từ sau khi nhận xe.
- Những trục trặc trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản không theo hướng dẫn sử dụng của công ty; khách hàng tự ý tháo lắp, sửa chữa, thay thế phụ tùng gây hỏng hóc cho xe.
- Các trường hợp lạm dụng sử dụng xe: đi quá tốc độ, quá tải trọng...
- Mọi điều kiện về bảo hành, công ty có thể thay đổi cho hợp lý mà không cần báo trước.
II. Đối với xe máy
1. Tư vấn sử dụng
1.1 Thay dầu xe máy định kỳ
Khuyến cáo thay dầu nhớt lọc động cơ 4 kỳ
Thay lần đầu tiên:
Sau 500 đến 1000 km sử dụng đầu tiên
Thay dầu nhớt
Thay lọc dầu tinh nếu có
Vệ sinh lưới lọc dầu nếu có
Những lần tiếp theo:
Thay dầu xe máy sau mỗi 2000-3000 km sử dụng
Thay lọc dầu tinh (nếu có) sau mỗi 6000km sử dụng
Vệ sinh lưới lọc dầu (nếu có) sau mỗi 6000km
Lưu ý: Thời gian thay dầu nhớt có thể rút ngắn hơn nếu điều kiện sử dụng thực tế khắc nghiệt hoặc trong môi trường bụi bẩn
1.2 Kiểm tra độ mòn má phanh
Sau một thời gian sử dụng thì má phanh sẽ bị mòn đi do việc sử dụng vì vậy việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng sẽ không những kéo dài tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống phanh mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Việc kiểm tra độ mòn má phanh tương đối dễ dàng và khách hàng có thể tự làm được điều này.
Có hai loại phanh: Phanh cơ, Phanh đĩa
- Kim báo chỉ độ mòn má phanh
- Vạch giới hạn độ mòn má phanh
- Rãnh báo chỉ độ mòn má phanh trước
Lưu ý để kéo dài tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống phanh
- Sử dụng đồng thời cả hai phanh (trước và sau) với lực phanh tăng dần
- Khi đổ đèo hoặc xuống dốc nên kết hợp sử dụng phanh bằng động cơ (về số thấp)
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh và thay dầu phanh định kỳ
- Vệ sinh đất, cát bám vào hệ thống phanh sau khi đi mưa bay hay qua đoạn đường lầy lội
- Sử dụng và thay thế bằng phụ tùng chính hãng các chi tiết trong hệ thống phanh để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người lưu thông.
1.3 Lốp xe và những điều cần biết
Như chúng ta đã biết khi vận hành thì bộ phận tiếp xúc và chịu lực tác động từ mặt đường lên đầu tiên là lốp xe bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều khiển cũng như vận hành của xe. Chính vì vậy việc nhận biết và kiểm tra độ mòn của lốp sẽ giúp bạn có được những chuyến đi an toàn và tiết kiệm
Xét về độ an toàn thì lốp không xăm có ưu việt hơn lốp có xăm bởi khi xe đang vận hành nếu không may gặp vật nhọn làm thủng lốp thì với lốp có xăm áp suất khí bên trong sẽ bị xì ra hết ngay lập tức còn với lốp không xăm thì với thiết kế đặc biệt nên việc áp suất khi bên trong thoát ra chậm và khó khăn hơn điều đó có tác dụng rất lớn là tránh việc xe bị mất lái gây nguy hiểm và có thể đưa xe đến điểm sửa chữa gần nhất để xử lý.
- Lưu ý:
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng và đọ mòn của lốp xe trước mỗi lần vận hành
+ Thay thế lốp định kỳ bằng phụ tùng chính hãng và đúng chủng loại theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuyệt đối không được thay thế giữ vành sử dụng lốp có xăm bằng lốp không xăm bởi thiết của mép vành và lốp của hai loại trên là hoàn toàn khác nhau.
+ Để kéo dài tuổi thọ của lốp và tiết kiệm chi phí thì việc kiểm tra áp suất không thể bỏ qua
+ Mối quan hệ giữa áp suất bơm lốp và sự biến dạng của lốp
2. Chính sách bảo hành, bảo dưỡng
Tất cả các loại xe gắn máy mới do công ty Đồng Minh sản xuất, được mua từ các Đại lý do Đồng Minh ủy nhiệm đều được đăng ký bảo hành và cấp sổ bảo hành để hưởng dịch vụ bảo dưỡng (điều chỉnh hay thay thế miễn phí bất kỳ chi tiết nào bị hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất – không bao gồm những điều ngoài phạm vi bảo hành nêu ở mục nguyên tắc bảo hành chung) trong thời gian quy định. Thời hạn bảo hành là một (1) năm hay 10.000km đầu tiên, tùy theo điều kiện nào đến trước (*)
III. Đối với xe điện
1. Tư vấn sử dụng
1.1 Chạy xe
- Khi xe vừa khởi động bạn nên tăng tốc của xe chầm chậm, không nên tức thời vặn hết ga để tránh làm hư hỏng nguyên kiện điện và lãng phí điện cũng như đảm bảo sự an toàn.
- Trong quá trình sử dụng, việc ít thắng (phanh) xe và ít khởi động xe để tiết kiệm điện
- Không nên chạy xe quá tải trọng cho phép của nhà sản xuất.
- Sử dụng đèn, còi báo hiệu để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
1.2 Dừng xe
- Khi dừng xe hoặc khi xuống để dắt xe thì bạn nên tắt công tắc điện để tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột nhiên khởi động gây nguy hiểm
- Nên khóa cổ xe và khóa bánh sau để đảm bảo an toàn cho xe của bạn
1.3 Hướng dẫn cách nạp điện
Cách 1:
- Dắt xe vào gần khu vực có ổ điện trong nhà. Chuẩn bị thiết bị sạc, đảm bảo dây kéo không bị căng
- Sau khi đã nối hoàn tất, đèn báo tín hiệu Power của bộ phận nạp điện (cục sạc) sẽ sáng màu đỏ để báo điện đã vào.
- Sau khi sạc khoảng 7 tiếng đồng hồ thì đèn báo hiệu của bộ phận nạp điện sẽ chuyển sang màu xanh, báo hiệu điện đã nạp đầy bình.
- Bộ phận nạp điện được thiết kế theo cơ chế tự bảo vệ và tự ngắt khi đầy. Nghĩa là sau khi ắc quy đã nạp đủ điện, chúng ta có thể kéo dài thời gian nạp đến 10 tiếng đồng hồ mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của acquy.
Cách 2:
- Lấy ắc quy ra khỏi xe và nạp điện.
- Tuyệt đối không được dốc ắc quy ngược khi nạp điện. Để ắc quy trên 1 mặt phẳng & thăng bằng, cắm 1 đầu của bộ sạc vào ổ cắm ở trên ắc quy, đầu còn lại của bộ phận nạp điện cắm vào ở cắm điện (220V-50Hz)
1.4 Những lưu ý khi nạp điện
- Trong khi nạp điện, cần đặt các bộ phận nạp điện ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
- Chỉ sử dụng bộ phận nạp điện đi kèm có cùng công suất với loại xe mà bạn đang sử dụng, tương thích với dung lượng của ắc quy trên xe bạn đang dùng
- Trong quá trình sử dụng và di chuyển bạn cần để tựa bộ phận nạp điện vào 1 điểm tựa vững chắc, thăng bằng để tránh rơi vỡ hay va chạm móp méo dẫn đến hư hỏng.
- Tuyệt đối tránh không cho nước hay bất kỳ dung dịch nào thấm vào trong bộ phận nạp điện. Trong khi nạp điện, tuyệt đối không được bao bọc bộ phận nạp điện bằng bất cứ vật gì.
- Cần để bộ phận nạp điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Trong khi nạp điện, nếu phát hiện bộ phận nạp điện có nhiệt độ quá cao hay có mùi lạ thì dừng ngay việc nạp điện & gửi bộ phận nạp điện đến đại lý để kiểm tra.
2. Chính sách bảo dưỡng, bảo hành
Tên
phụ tùng
|
Thời hạn
Bảo hành(*)
|
Tên
phụ tùng
|
Thời hạn
Bảo hành(*)
|
Động cơ điện
|
12 tháng
|
Bộ sạc điện
|
12 tháng
|
Nắn dòng
|
12 tháng
|
Khóa điện
|
6 tháng
|
Tay nắm
|
6 tháng
|
Khung xe
|
12 tháng
|
Giảm xóc
|
12 tháng
|
Ghi đông
|
12 tháng
|
Cụm công tắc
|
6 tháng
|
Đồng hồ
|
6 tháng
|
Thiết bị điều khiển
|
12 tháng
|
|
|
(*) Thời gian bảo hành tính từ ngày khách hàng mua xe ghi trên sổ bảo hành.
Sau thời gian sử dụng, bạn nên mang xe đạp điện trực tiếp qua cửa hàng để nhân viên kỹ thuật kiểm tra chi tiết các linh kiện và bảo dưỡng tổng thể giúp xe có được sự hoạt động an toàn, ổn định nhất.:
- Kiểm tra ốc vít các mối nối: Cổ xe, yên xe, trục trước – sau, bàn để chân, ốc vít, đồng hồ....
- Kiểm tra hệ thống: Điện, đèn, pin Lithium - ion thường xuyên
- Tra dầu vào những chi tiết: Tay phanh, bàn đạp, trục chuyển động, xích, líp, chân chống ...
- Rửa xe thường xuyên: Tháo pin trong quá trình rửa xe, không xịt nước trực tiếp vào bộ điều tốc dưới yên và cụm đồng hồ
|